Tên Gọi Thường và Khoa Học Của Cây Ô Rô

Cây Ô Rô Cạn hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hệ hạng thảo,…Tên khoa học của cây là Circus japonicus. (DC.) Maxim (Cnicus japonicum DC.) Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). (Đại Kế (Herba et Radix Cirsii japonice) là toàn cây oro phơi hay sấy khô bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.

Cây Ô rô
Hình ảnh Cây Ô rô

Cây Ô Rô Là Cây Gì (Ô Rô cạn)

Ô rô là một loại cỏ sống lâu năm, rễ hình thoi dài, có nhiều rễ phụ, thân cao 58-100cm hay hơn; thân màu xanh, có nhiều rãnh dọc, nhiều lông. Lá ở gốc dài 20 – 40cm hay hơn, rộng 5- 10cm, hai lần xẻ lông chim, thành thùy, mặt trên nhẵn, mép có gai dài, lá ở thân không cuống, chia thùy. Càng lên trên càng nhỏ và chia đơn giản hơn. Cụm hoa hình đầu mọc ở kẽ lá hay đầu cành, đường kính chừng 3-5m. Lá bắc hẹp nhọn, không đều, lá ngoài ngắn và rất nhọn, lá bắc trong có đầu mềm hơn, tất cả đều ít lông, có gân chính giữa nổi rõ. Cánh hoa màu tím đỏ. Quả thuôn dài 4mm, nhẵn, hơi dẹt. Mùa hoa oro nở vào tháng 5 đến tháng 9

Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ô Rô và Cách Dùng

Tác dụng của Ô rô

Đại Kế hay Ô Rô được nhân dân dùng làm thuốc từ rất lâu đời, vị thuốc này đã được ghi trong Danh Y Biệt Lục và Bản Thảo Cương Mục. Theo tính chất ghi trong sách cổ, Ô Rô có vị cam(ngọt) khổ(đắng), lương(mát) nên Ô Rô chữa được các bệnh như thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, bị đánh hay ngã mà chảy máu băng đới, còn có tác dụng làm mát huyết, tiêu thũng, thông sữa.

Có thể dùng cây và lá hay rễ tươi của cây oro giã ép lấy nước hoặc phơi khô sắc nước uống.

Liều dùng hằng ngày: Cây tươi 100g đến 180g, cây và rễ khô 40- 60g. có người chỉ dùng 6- 12g cây khô sắc uống phối hợp với các vị khác. Mới đây trong quân y viện 108 người ta đã dùng ô rô sắc uống chữa bệnh phù thận có kết quả rất tốt.

Cây Đại Kế tên gọi khác của Ô Rô
Cây Đại Kế tên gọi khác của Ô Rô

Đơn thuốc có ô rô:

Đại kế 20g, bồ hoàng 8g, táo đen 10 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày để chữa kinh nguyệt quá nhiều, băng huyết tử cung.

Chú thích:

1. Tên ô rô còn dùng để chỉ một cây khác có tên khoa học là Acanthus ilicifolius L. thuộc họ ô rô Acanthaceae. Cây này cao 1- 2m, nhẵn. Lá có cuống ngắn, dài 15cm, rộng 6cm, phiến lá chia theo lối lông chim hay có răng cưa, mép có gai, mặt trên xanh thẳm, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu xanh lơ hay màu trắng, xếp thành 4 hàng bông, quả nang màu nâu bóng, có 4 hạt dẹp xốp. Cây này thường thấy mọc hoang ở những vùng ven biển khắp nước ta. Còn thấy mọc ở châu đại dương và các nước nhiệt đới châu Á khác.

Trong lá cây này có nhiều chất nhầy, tanin. Nhân dân dùng lá tươi giã nhẵn đắp lên mụn nhọt, chữa tê thấp, đau nhức; rễ dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa hen, lỵ.

2. Cũng loại ô rô đại kế, người ta dùng vị tiểu kế Herba Cephalanoplosis – là toàn cây hay lá khô của cây tiểu kế hay thích ni trà hoặc đại tiểu kế – Cephalanoplos segetum(Bunge) Kitam(Cirsiumsegetum Bunge) thuộc họ Cúc(Asteraceae. Cây này chưa thấy phát hiện ở nước ta. Theo sự nghiên cứu của hệ dược thuộc viện y học Bắc Kinh(1958) thì trong tiểu kế có chừng 0,05% ancaloit, 1,44% saponozit, không có tanin và flavonozit. Nhân dân Trung Quốc dùng đại kế hay tiểu kế để chữa cùng những chứng bệnh, nhưng coi tiểu kế tác dụng kém hơn.

Cây Ô Rô mọc ở đâu? Thu hái và chế biến như thế nào?

Cây mọc hoang khắp nơi ở miền Bắc và miền trung nước ta. Ngoài ra còn mọc ở Quảng Đông Trung Quốc, Quảng Tây, Quí Châu, Vân Nam,..và Nhật Bản.

Vào mùa hạ và mùa thu thì nhân lúc hoa Ô Rô đang nở thì hái toàn cây phơi khô mà dùng. Hái vào mùa thu người ta cho là tốt hơn; đào rễ để về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất phơi khô.

Như vậy qua bài viết này ta thấy được cây Ô rô mọc rải rác nhiều nơi ở Việt Nam đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. Cây có nhiều công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau và chủ yếu là các bệnh liên quan đến chảy máu, mát huyết.

Nguồn tài liệu Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi